Nhảy đến nội dung chính

ether (ETH) là gì?

Tiền tệ cho tương lai kỹ thuật số của chúng ta

Ether (ETH) là tiền số toàn cầu, tồn tại dưới dạng số hóa.

Đó là tiền tệ của ứng dụng Ethereum.

Giá ETH hiện tại (USD)

Đang tải...
(24 giờ vừa qua)
Nhận ETH
Ảnh minh họa nhóm người đang nhìn vào một biểu tượng ether (ETH)

ETH là một loại tiền mã hoá. Đó là loại tiền số khan hiếm mà bạn có thể sử dụng trên Internet – tương tự như Bitcoin. Nếu bạn chưa quen với tiền mã hoá, thì đây là cách mà ETH khác với loại tiền truyền thống.

Bạn nắm toàn quyền kiểm soát

ETH cho phép bạn trở thành ngân hàng của riêng mình. Bạn có thể kiểm soát tiền của chính mình bằng làm bằng chứng về quyền sở hữu – không cần bên thứ ba.

Được bảo mật bằng mật mã học

Tiền Internet có thể mới nhưng nó được bảo mật bằng mật mã đã kiểm chứng. Điều này bảo vệ ví, ETH và các giao dịch của bạn.

Thanh toán ngang hàng

Bạn có thể gửi ETH mà không cần bất kỳ dịch vụ trung gian nào, chẳng hạn như ngân hàng. Phương pháp này tương tự như đưa tiền mặt trực tiếp, nhưng có thể được thực hiện một cách an toàn với bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào.

Không có quyền kiểm soát tập trung

ETH phi tập trung và có quy mô toàn cầu. Không có công ty hoặc ngân hàng nào có thể quyết định in thêm ETH, hay thay đổi các điều khoản sử dụng.

Công khai cho tất cả mọi người

Bạn chỉ cần có kết nối Internet và ví để chấp nhận ETH. Không cần truy cập vào tài khoản ngân hàng để chấp nhận thanh toán.

Khả dụng với số lượng linh hoạt

ETH có thể chia nhỏ đến 18 chữ số thập phân, vì thế, bạn không cần phải mua cả 1 ETH. Bạn có thể mua các phần nhỏ cùng một lúc nếu muốn – số lượng ETH mua vào nhỏ nhất là 0,000000000000000001 ETH.

Bạn muốn mua Ethereum? Thường có sự nhầm lẫn giữa Ethereum và ETH. Ethereum là chuỗi khối và ETH là tài sản chính của Ethereum. ETH có thể là tiền mã hóa mà bạn đang muốn mua. Tìm hiểu thêm về Ethereum.

ETH có gì đặc biệt?

Có các loại tiền mã hoá và nhiều token khác trên Ethereum, nhưng ETH là đồng duy nhất có khả năng thực hiện một số hoạt động nhất định.

Nhiên liệu ETH và bảo mật Ethereum

ETH là huyết mạch của Ethereum. Khi gửi ETH hoặc sử dụng ứng dụng của Ethereum, bạn sẽ trả một khoản phí nhỏ bằng ETH để hoạt động trên mạng lưới Ethereum. Phí này sẽ được chuyển cho thợ đào trong việc xác minh và thực thi những hành động của bạn.

Xác thực viên giống như những thủ thư của Ethereum — họ kiểm tra và chứng minh rằng không ai gian lận. Họ được chọn ngẫu nhiên để giải quyết một khối giao dịch. Xác thực viên thực hiện công việc này cũng được thưởng một lượng nhỏ ETH mới được phát hành.

Công việc mà bên xác thực thực hiện và số vốn mà họ đặt cọc, sẽ duy trì cho Ethereum bảo mật và không bị kiểm soát tập trung. ETH hỗ trợ Ethereum.

Khi bạn stake ETH, bạn giúp bảo mật Ethereum và nhận phần thưởng. Trong hệ thống này, nguy cơ mất ETH sẽ ngăn chặn những kẻ tấn công. Tìm hiểu thêm về ký gửi

ETH hỗ trợ hệ thống tài chính Ethereum

Không hài lòng với các khoản thanh toán, cộng đồng Ethereum đang xây dựng toàn bộ hệ thống tài chính ngang hàng và mọi người đều có thể truy cập được.

Bạn có thể dùng ETH làm tài sản thế chấp để tạo ra các token tiền mã hoá hoàn toàn khác nhau trên Ethereum. Ngoài ra, bạn có thể vay mượn, cho vay và kiếm lãi từ ETH và các token khác được hỗ trợ bởi ETH.

Wrapped ether (WETH) được sử dụng để mở rộng chức năng của ETH để hoạt động với các token và ứng dụng khác. Tìm hiểu thêm về WETH.

Số cách sử dụng ETH tăng lên mỗi ngày

Do khả năng lập trình của Ethereum, mà các nhà phát triển có thể định hình ETH theo vô số cách.

Trước năm 2015, bạn chỉ có thể chuyển ETH giữa các tài khoản Ethereum với nhau. Dưới đây là một số ví dụ về những gì bạn có thể làm trong hiện tại.

Tại sao ETH lại có giá trị?

Giá trị của ETH đối với từng cá nhân là khác nhau.

ETH có ý nghĩa quan trọng đối với người dùng Ethereum vì nó có thể được sử dụng để thanh toán phí giao dịch.

Những người dùng khác coi ETH như một kho lưu trữ tài sản kỹ thuật số do việc tạo ra ETH mới chậm lại theo thời gian.

Gần đây, ETH lại trở nên quan trọng đối với người dùng các ứng dụng tài chính dựa trên Ethereum. Điều này là do ETH có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tiền mã hoá hay được sử dụng làm phương thức thanh toán.

Tất nhiên, nhiều người cũng coi ETH như một khoản đầu tư, tương tự với Bitcoin và các loại tiền mã hoá khác.

ETH không phải là tiền mã hoá duy nhất trên Ethereum

Ai cũng có thể tạo các loại tài sản mới và giao dịch chúng trên Ethereum. Chúng được gọi là 'token'. Người dùng đã token hoá tiền tệ truyền thống, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật và thậm chí cả bản thân họ!

Ethereum là nơi chứa hàng nghìn token – một số token hữu dụng và có giá trị hơn những token khác. Các nhà phát triển liên tục tạo ra token mới để mở rộng khả năng và mở ra thị trường mới.

Tìm hiểu thêm về token và cách sử dụng

Các loại token phổ biến

Stablecoin

Token phản ánh giá trị của tiền tệ truyền thống, chẳng hạn như đồng đô-la. Điều này giải quyết vấn đề biến động với nhiều loại tiền điện tử.

Token quản trị

Token đại diện cho quyền bỏ phiếu trong các tổ chức phi tập trung.

Sh*t coin

Bởi việc tạo token mới rất đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể làm được - kể cả những người có ý định xấu hoặc nhầm lẫn. Luôn thực hiện nghiên cứu trước khi dùng đến các token này!

Token thu thập được

Token đại diện cho các vật phẩm có thể sưu tầm trong game, tác phẩm nghệ thuật số hoặc các tài sản riêng biệt khác. Chúng thường được gọi là token không thể thay thế (NFT).

Test your Ethereum knowledge

Loading...

Trang này có hữu ích không?

Trang cập nhật mới nhất: 24 tháng 7, 2024

Tìm hiểu

  • Trung tâm Học tập
  • Ethereum là gì?
  • Ether (ETH) là gì?
  • Ví Ethereum
  • Web3 là gì?
  • Hợp đồng thông minh
  • Gas fees
  • Vận hành một nút
  • Bảo mật Ethereum và chống lừa đảo
  • Trung tâm trắc nghiệm
  • Thuật ngữ về Ethereum
(opens in a new tab)(opens in a new tab)(opens in a new tab)
  • Giới thiệu về chúng tôi
  • Tài sản thương hiệu Ethereum
  • Quy tắc ứng xử
  • Công việc
  • Chính sách quyền riêng tư
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách về Cookie
  • Thông tin liên hệ(opens in a new tab)