NFT đang tiến vào thế giới của nghệ thuật và đồ sưu tập số như một cơn bão. Các nhà sáng tạo nghệ thuật số đang chứng kiến cuộc sống của họ thay đổi nhờ vào những đợt bán hàng lớn cho một nhóm đối tượng khách hàng mới liên quan đến tiền mã hóa. Và những người nổi tiếng đang bắt đầu tham gia vào thị trường này vì họ nhận thấy một cơ hội mới để kết nối với người hâm mộ. Nhưng nghệ thuật số chỉ là một ứng dụng của NFT. Thực ra, chúng có thể dùng để đại diện cho quyền sở hữu đối với bất kì tài sản riêng biệt nào, ví dụ như chứng t ừ cho một món gì đó trên thế giới số hay thế giới vật lý.
Nếu Andy Warhol được sinh ra vào cuối những năm 90, ông nhiều khả năng sẽ tạo ra tác phẩm Campbell's Soup dưới dạng NFT. Việc Nike chào bán giày Jordans trên Ethereum chỉ là vấn đề thời gian. Và một ngày kia, quyền sở hữu chiếc xe hơi của bạn sẽ được chứng minh bằng một NFT.
NFT là gì?
NFT là những token mà chúng ta có thể dùng để đại diện cho quyền sở hữu đối với những món đồ riêng biệt. Chúng cho phép chúng ta token hóa những thứ như nghệ thuật, đồ sưu tầm, thậm chí bất động sản. Quyền sở hữu của tài sản được bảo mật bởi chuỗi khối Ethereum – không một ai có thể chỉnh sửa chứng từ sở hữu hay sao chép/dán để cho ra đời một NFT mới.
NFT là từ chỉ token không thể thay thế. Không phân tách là một khái niệm kinh tế học mà bạn có thể dùng để mô tả những thứ như nội thất của bạn, một tệp nhạc hay một chiếc máy tính. Những thứ này không thể hoán đổi hay bị nhầm lẫn với những thứ khác vì chúng có những tính chất đặc trưng.
Mặt khác, những món đồ có thể phân tách có thể được trao đổi vì chúng được xác định theo giá trị thay vì tính chất đặc trưng của chúng. Ví dụ, ETH hay đô la có thể phân tách vì 1 ETH / $1 USD có thể được hoán đổi với 1 ETH / $1 USD khác.
Internet của tài sản
NFT và Ethereum giải quyết một số vấn đề đang tồn tại trong mạng Internet ngày nay. Trong bối cảnh mọi thứ dần trở nên số hóa, việc mô phỏng những tính chất của các món đồ vật lý như tính khan hiếm, sự đặc trưng, và chứng từ sở hữu là một nhu cầu cần thiết. Đó là chưa kể đến những sản phẩm số thường chỉ hoạt động trong bối cảnh ban đầu của chúng. Ví dụ, bạn không thể bán lại một file mp3 iTunes bạn đã mua, hoặc bạn không thể trao đổi điểm thưởng của một công ty với điểm thưởng của một nền tảng khác ngay cả khi tồn tại nhu cầu về số điểm thưởng đó.
Sau đây là một phép so sánh giữa Internet của NFT và Internet mà hầu hết chúng ta dang dùng ngày nay...
Một phép so sánh
Internet của NFT | Internet ngày nay |
---|---|
NFT mang tính chất đặc trưng được số hóa, không có NFT nào là hoàn toàn giống nhau. | Một bản sao của một tệp, như là một .mp3 hay .jpg, sẽ giống hệt bản chính. |
Mỗi NFT phải có một chủ sở hữu và quyền sở hữu này nằm trong sổ lưu trữ công cộng và bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng một cách dễ dàng. | Chứng từ sở hữu của những sản phẩm số được lưu trữ trên máy chủ kiểm soát bởi các định chế (tổ chức, công ty, chính phủ) - bạn chỉ có cách tin vào lời của họ. |
NFT tương thích với bất cứ thứ gì được xây dựng trên Ethereum. Một chiếc vé NFT cho một sự kiện có thể được dùng để đổi lấy một NFT hoàn toàn khác trên tất cả các sàn giao dịch của Ethereum. Bạn có thể đổi một tác phẩm nghệ thuật để lấy một chiếc vé! | Các doanh nghiệp với sản phẩm số phải xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng họ. Ví dụ, một ứng dụng phát hành vé kĩ thuật số cho các sự kiện sẽ phải xây dựng sàn giao dịch vé của riêng họ. |
Các nhà sáng tạo nội dung có thể bán sản phẩm của họ ở bất kì đâu và có thể tiếp cận với một thị trường toàn cầu. | Các nhà sáng tạo nội dung dựa vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối của những nền tảng mà họ sử dụng. Phương thức này thường chịu những hạn chế liên quan đến điều khoản sử dụng và các giới hạn địa lý. |
Các nhà sáng tạo nội dung có thể nắm quyền sở hữu đối với sản phẩm của họ và nhận tiền tác quyền trực tiếp từ các giao dịch thứ cấp. | Các nền tảng, ví dụ như các dịch vụ phát trực tuyến âm nhạc, nắm giữ phần lớn lợi nhuận từ việc bán sản phẩm. |
Các món đồ có thể được sử dụng theo những cách đầy bất ngờ. Ví dụ, bạn có thể dùng một tác phẩm nghệ thuật số như tài sản thế chấp trong một khoản vay phi tập trung. |
Các ví dụ về NFT
Thế giới NFT còn tương đối mới mẻ. Trên lý thuyết, phạm vi của các sản phẩm NFT là bất cứ thứ gì đặc trưng có quyền sở hữu có thể chứng minh. Sau đây là ví dụ về một số dạng NFT đang tồn tại ngày nay để giúp bạn hiểu khái niệm này:
- Một tác phẩm nghệ thuật số đặc trưng(opens in a new tab)
- Một đôi giày đặc trưng trong một bộ sưu tập thời trang số lượng có hạn(opens in a new tab)
- Một món đồ trong trò chơi (in-game item)(opens in a new tab)
- Một bài tự luận(opens in a new tab)
- Một món đồ sưu tập kĩ thuật số(opens in a new tab)
- Một tên miền(opens in a new tab)
- Một chiếc vé để bạn tham gia một sự kiện hoặc một chiếc phiếu giảm giá(opens in a new tab)
- Mua hàng hóa trong thế giới thực(opens in a new tab)
- Bất động sản phân đoạn(opens in a new tab)
- Chứng chỉ bằng cấp(opens in a new tab)
- Tiền bản quyền âm nhạc qua NFT(opens in a new tab)
- Chạy để kiếm tiền(opens in a new tab)
- Nhận dạng kỹ thuật số(opens in a new tab)
Những ví dụ về NFTs trên ethereum.org
Chúng tôi dùng NFT để tặng lại cho những người đóng góp cho Ethereum và chúng tôi thậm chí còn có tên miền NFT riêng.
POAP (giao thức chứng nhận tham dự)
Nếu đóng góp cho ethereum.org, bạn có thể yêu cầu một NFT POAP. Chúng là những sản phẩm lưu niệm để chứng minh rằng bạn đã tham gia vào một sự kiện. Một số buổi gặp gỡ về tiền mã hóa đã sử dụng POAP dưới dạng vé tham dự sự kiện. Đọc thêm về việc đóng góp.
ethereum.eth
Trang web này có một tên miền thay thế được vận hành bởi NFT, ethereum.eth. Địa chỉ .org
của chúng tôi được quản lý một cách tập trung bởi một nhà cung cấp tên miền (DNS), trong khi ethereum.eth
được đăng kí trên Ethereum thông qua Dịch vụ tên miền Ethereum (ENS). Và nó được sở hữu và quản lý bởi chúng tôi. Hãy xem sổ lưu trữ ENS của chúng tôi(opens in a new tab)
Đọc thêm về ENS(opens in a new tab)
NFT hoạt động như thế nào?
NFT khác với các tokens ERC-20 như là DAI hay LINK ở chỗ mỗi token cá nhân hoàn toàn khác biệt và không thể phân tách. NFT cho khả năng trao hoặc nhận quyền sở hữu đối với bất kỳ dữ liệu số nào, có thể theo dõi được bằng cách sử dụng chuỗi khối của Ethereum như một số cái công cộng. Một NFT được phát hành từ những sản phẩm số với vai trò đại diện cho những tài sản số hay vật lý. Ví dụ, một NFT có thể đại diện cho:
- Nghệ thuật số:
- Ảnh GIF
- Các món đồ sưu tập kĩ thuật số
- Âm nhạc
- Video
- Những vật phẩm trong thế giới thực:
- Chứng nhận sở hữu một chiếc xe hơi
- Những chiếc vé tham dự một sự kiện trong thế giới thực
- Các hóa đơn được token hóa
- Các giấy tờ pháp lý
- Các chữ ký
- Còn nhiều thật nhiều lựa chọn nữa để bạn có thể khám phá và sáng tạo!
Quyền sở hữu NFT được quản lý thông qua ID nhận dạng riêng và siêu dữ liệu mà không một token nào khác có thể mô phỏng theo. NFT được phát hành thông qua các hợp đồng thông minh dùng để trao quyền sở hữu và quản lý quyền chuyển nhượng của NFT. Khi một ai đó tạo ra hay phát hành một NFT, họ thực thi đoạn mã chứa trong các hợp đồng thông minh được tuân theo các tiêu chuẩn khác nhau, điển hình như ERC-721. Thông tin này được thêm vào chuỗi khối nơi NFT được quản lý. Quy trình phát hành, nhìn tổng thể, đi theo những bước sau đây:
- Tạo một khối mới
- Xác minh thông tin
- Lưu trữ thông tin trên chuỗi khối
NFT có một số tính năng đặc biệt sau:
- Mỗi token được phát hành có một số định dạng riêng được kết nối trực tiếp với một địa chỉ Ethereum.
- Chúng không thể hoán đổi trực tiếp theo hình thức 1:1 với các token khác. Ví dụ, 1 ETH giống hệt như một ETH khác. Điều này không đúng với NFT.
- Mỗi token có một chủ sở hữu và thông tin này có thể dễ dàng được kiểm chứng.
- Chúng tồn tại trên chuỗi khối Ethereum và có thể được mua và bán trên bất kì sàn giao dịch NFT dựa trên Ethereum nào.
Nói theo cách khác, nếu bạn sở hữu một NFT:
- Bạn có thể dễ dàng chứng minh rằng bạn sở hữu nó.
- Việc chứng minh bạn sở hữu một NFT rất giống với việc chứng minh bạn có ETH trong tài khoản của mình.
- Ví dụ, giả sử bạn mua một NFT và quyền sở hữu của token đặc trưng này được chuyển giao đến ví của bạn thông qua địa chỉ công cộng của bạn.
- Token chứng minh rằng bản sao tệp kĩ thuật số mà bạn nắm giữ là bản gốc.
- Khóa riêng tư của bạn là chứng minh về quyền sở hữu phiên bản gốc.
- Khóa công khai của tác giả sản phẩm đóng vai trò như là một chứng từ xác thực cho vật phẩm số đó.
- Về cơ bản, khóa công khai của tác giả là một phần vĩnh viễn của lịch sử token đó. Khóa công khai của tác giả có thể chứng minh rằng token mà bạn nắm giữ được tạo ra bởi một cá nhân nhất định, từ đó đóng góp vào việc định giá thị trường của token (so với một sản phẩm giả mạo).
- Một cách khác để nghĩ về việc chứng minh quyền sở hữu của một NFT là bằng cách kí các thông điệp để chứng minh rằng bạn sở hữu khóa riêng tư đằng sau một địa chỉ.
- Như đã đề cập ở trên, khóa riêng tư của bạn là chứng từ sở hữu bản gốc. Nó cho chúng ta biết rằng những chìa khóa mật đằng sau một địa chỉ kiểm soát một NFT.
- Một thông điệp được kí có thể được dùng như bằng chứng rằng bạn sở hữu những chìa khóa riêng tư của mình mà không tiết lộ chúng cho bất cứ ai và từ đó chứng minh rằng bạn cũng sở hữu một NFT!
- Không một ai có thể thay đổi nó dưới bất kì hình thức nào.
- Bạn có thể bán nó, và trong một số trường hợp việc này sẽ giúp tác giả gốc nhận được lợi tức tác quyền.
- Hoặc bạn có thể giữ nó mãi mãi, thoải mái nghỉ ngơi và an tâm rằng tài sản của bạn được bảo vệ bởi ví của bạn trên Ethereum.
Và nếu bạn tạo ra một NFT:
- Bạn có thể dễ dàng chứng minh bạn là tác giả.
- Bạn quyết định sự khan hiếm.
- Bạn có thể hưởng tiền tác quyền mỗi lần tác phẩm của bạn được bán đi.
- Bạn có thể bán nó trên bất kì sàn giao dịch NFT nào hay thông qua giao dịch ngang hàng. Bạn không bị hạn chế trong bất kì một nền tảng nào và bạn không cần bất cứ ai làm trung gian.
Sự khan hiếm
Tác giả của một NFT có quyền quyết định sự khan hiếm cho tài sản của họ.
Ví dụ, hãy xem xét một tấm vé tham dự một sự kiện thể thao. Giống như một nhà tổ chức sự kiện có thể lựa chọn số lượng vé sẽ bán, tác giả của một NFT có thể quyết định số lượng phiên bản NFT tồn tại. Đôi khi chúng là những phiên bản y hệt nhau, ví dụ như 5000 vé tham dự một sự kiện. Đôi khi một số khác thì được phát hành rất tương đồng nhưng mỗi phiên bản sẽ hơi khác nhau, ví dụ như mỗi tấm vé với một số ghế riêng. Trong một trường hợp khác, tác giả có thể muốn tạo ra một NFT mà trong đó chỉ có một phiên bản được phát hành dưới dạng một món đồ sưu tập đặc biệt quý hiếm.
Trong những trường hợp này, mỗi NFT sẽ vẫn có một số định danh riêng (như là một mã vạch trên một chiếc "vé" truyền thống), với duy nhất một chủ sở hữu. Sự khan hiếm được dự trù của NFT là một điều quan trọng, và nó phụ thuộc vào tác giả. Một tác giả có thể dự định tạo ra mỗi NFT một cách hoàn toàn đặc trưng để tạo ra sự khan hiếm hoặc có lý do để tạo ra vài ngàn phiên bản giống nhau. Hãy nhớ rằng, thông tin này hoàn toàn công khai.
Phí tác quyền
Một số NFT sẽ tự động trả phí tác quyền cho những người tạo ra chúng khi chúng được bán đi. Đây vẫn là một khái niệm còn đang được phát triển nhưng nó là một trong những khái niệm đầy sức mạnh. Những chủ sở hữu gốc của EulerBeats Originals(opens in a new tab) nhận được 8% phí tác quyền mỗi lần NFT do họ tạo ra được bán đi. Và một số nền tảng, như Foundation(opens in a new tab) và Zora(opens in a new tab), ủng hộ quyền nhận phí tác quyền cho những nhà sáng tạo nghệ thuật và nghệ sĩ của họ.
Việc này là hoàn toàn tự động nên các tác giả có thể nhận phí tác quyền mỗi khi tác phẩm của họ được bán từ người này sang người khác mà không cần làm gì cả. Tại thời điểm này, việc tính toán phí tác quyền diễn ra rất thủ công và thiếu chính xác – nhiều tác giả không được trả số tiền mà họ xứng đáng được nhận. Nếu NFT của bạn được lập trình sẵn phí tác quyền, bạn sẽ không bao giờ bỏ l ỡ nó.
NFT được dùng để làm gì?
Đây là thông tin về một vài trường hợp sử dụng và tầm nhìn hay dành cho NFT trên Ethereum.
- Nội dung số
- Vật phẩm trò chơi
- Tên miền
- Các sản phẩm vật lý
- Những khoản đầu tư và thế chấp
- Phương thức kiểm soát quyền truy cập Token (Tokengating)
Tối đa hóa thu nhập cho tác giả
Ứng dụng lớn nhất của NFT ngày nay là trong thế giới của nội dung số. Đó là vì ngành công nghiệp này đang bị đổ vỡ. Những nhà sáng tạo nội dung nhìn thấy lợi nhuận và tiềm năng thu nhập của họ bị nuốt trọn bởi các nền tảng.
Một nghệ sĩ xuất bản những tác phẩm của mình trên một mạng xã hội sẽ kiếm tiền cho nền tảng thông qua những quảng cáo mà nền tảng đó bán cho những fan hâm mộ của nghệ sĩ. Cái mà họ nhận được là sự chú ý, nhưng sự chú ý không giúp trả tiền hóa đơn.
NFT tạo ra một nền kinh tế sáng tạo mới nơi mà các tác giả không giao quyền sở hữu nội dung do họ tạo ra cho những nền tảng họ dùng để xuất bản nó. Quyền sở hữu được gắn liền với nội dung.
Khi họ bán nội dung do mình sáng tạo, tiền vào thẳng túi họ. Nếu chủ sở hữu mới sau đó bán NFT, tác giả thậm chí có thể tự động nhận được phí tác quyền. Điều này được đảm bảo mỗi lần tác phẩm được bán vì địa chỉ của tác giả là một phần của siêu dữ liệu của token – siêu dữ liệu mà không thể bị chỉnh sửa.
Vấn đề sao chép/dán
Những người phản đối thường nêu ra quan điểm rằng NFT "thật ngu ngốc" bằng cách trưng ra một tấm hình về việc họ chụp màn hình một tác phẩm nghệ thuật NFT. "Hãy nhìn này, giờ thì tôi có tấm hình đó miễn phí!" họ nói một cách mỉa mai.
Đúng là vậy đấy. Nhưng liệu việc tra cứu trên Internet một bức hình của tác phẩm Guernica của Picasso có biến bạn trở thành người chủ sở hữu mới đầy tự hào của một tác phẩm nghệ thuật trị giá hàng triệu đô la không?
Cuối cùng thì thị trường quyết định giá trị của việc sở hữu sản phẩm thật. Một nội dung được chụp màn hình, chia sẻ và sử dụng càng nhiều thì giá trị của nó lại càng tăng.
Sở hữu sản phẩm gốc đích thực sẽ luôn có giá trị hơn là không sở hữu.
Làm tăng tiềm năng của trò chơi điện tử
NFT nhận được nhiều sự hứng thú từ những nhà phát triển trò chơi điện tử. NFT có thể cung cấp chứng từ sở hữu đối với những vật phẩm trong trò chơi, thúc đẩy nền kinh tế trong trò chơi và đem lại một loạt lợi ích cho người chơi.
Trong nhiều trò chơi thông thường, bạn có thể mua vật phẩm để sử dụng trong trò chơi đó. Nhưng nếu vật phẩm đó là một NFT, bạn có thể hoàn vốn bằng cách bán nó đi khi bạn đã không còn chơi nữa. Bạn thậm chí còn có thể kiếm lời nếu vật phẩm đó được nhiều người ham muốn hơn.
Đối với những nhà phát triển trò chơi điện tử – với vai trò người phát hành NFT – họ có thể thu được một khoản phí tác quyền mỗi lần một vật phẩm được bán lại trên sàn giao dịch mở. Điều này tạo ra một mô hình kinh doanh cùng có lợi nơi mà cả người chơi và nhà phát triển có thu nhập từ thị trường giao dịch NFT thứ cấp.
Điều này đồng nghĩa rằng nếu một trò chơi không còn ti ếp tục được duy trì bởi nhà phát triển, những vật phẩm bạn đã sưu tập vẫn thuộc về bạn.
Cuối cùng, những vật phẩm mà bạn dày công kiếm được trong trò chơi có thể sẽ tồn tại lâu hơn cả chính trò chơi đã sản sinh ra chúng. Thậm chí nếu một trò chơi không còn được tiếp tục duy trì, những vật phẩm của bạn sẽ luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của bạn. Điều này có nghĩa rằng những vật phẩm trong trò chơi trở thành những đồ lưu niệm số và có giá trị nằm ngoài trò chơi.
Decentraland, một trò chơi thực tế ảo, thậm chí còn cho phép bạn mua NFT đại diện cho những mảnh đất ảo mà bạn có thể sử dụng tùy ý.
Khiến cho các địa chỉ Ethereum trở nên dễ nhớ hơn
Dịch vụ đăng kí tên miền Ethereum dùng NFT để cung cấp cho địa chỉ Ethereum của bạn một cái tên dễ nhớ hơn như là mywallet.eth
. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể yêu cầu một ai đó gửi ETH cho bạn qua mywallet.eth
thay vì 0x123456789.....
.
Điều này hoạt động tương tự như cách một tên miền trang web làm cho một địa chỉ IP trở nên dễ nhớ hơn. Và giống như tên miền, tên ENS có giá trị, thường dựa trên độ dài và độ thích hợp của nó. Với ENS, bạn không cần một sổ đăng ký tên miền để điều phối việc chuyển đổi chủ sở hữu. Thay vào đó, bạn có thể mua bán các tên ENS của bạn trên một sàn giao dịch NFT.
Tên ENS của bạn có thể:
- Nhận tiền mã hóa và các NFTs khác.
- Dẫn đến một trang web phi tập trung, như ethereum.eth(opens in a new tab). Đọc thêm về việc phi tập trung hóa trang web của bạn(opens in a new tab)
- Lưu trữ bất cứ thông tin tùy thích nào như các địa chỉ email và tên Twitter.
Các sản phẩm vật lý
Việc token hóa các sản phẩm vật lý vẫn chưa đạt đến độ phát triển như với các sản phẩm số tương tự. Nhưng có không ít các dự án đang khám phá việc token hóa bất động sản, các món đồ thời trang độc nhất vô nhị, và hơn thế nữa.
Vì NFT về cơ bản là những chứng từ, một ngày kia bạn sẽ có thể mua một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà bằng ETH và nhận lại chứng từ dưới dạng một NFT (trong cùng một giao dịch). Trong bối cảnh mọi thứ ngày càng được công nghệ hóa, thật không khó để tưởng tượng một thế giới nơi mà ví Ethereum của bạn trở thành chìa khóa cho xe hơi hay nhà bạn – cửa nhà bạn được mở khóa bởi bằng chứng sở hữu được mã hóa.
Khi những tài sản có giá trị như xe hơi và đất đai có thể được đại diện trên Ethereum, bạn có thể dùng NFT như là tài sản thế chấp cho các khoản vay phi tập trung. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn không giàu về tiền mặt hay tiền mã hóa nhưng sở hữu các sản phẩm vật lý có giá trị. Đọc thêm về DeFi
NFT và DeFi
Thế giới của NFT và tài chính phi tập trung (DeFi) đang bắt đầu hợp tác với nhau theo một số cách đầy thú vị.
Các khoản vay được thế chấp bởi NFT
Có những ứng dụng DeFi cho phép bạn mượn tiền bằng cách dùng thế chấp. Ví dụ: bạn thế chấp 10 ETH để có thể mượn 5000 DAI (một đồng tiền ổn định). Điều này bảo đảm rằng người cho vay sẽ được trả tiền – nếu người đi vay không trả lại khoản DAI, thế chấp được gửi cho người cho vay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiền mã hóa để dùng làm tài sản thế chấp.
Thay vào đó, các dự án đang bắt đầu khám phá việc dùng NFT như tài sản thế chấp. Tưởng tượng rằng bạn đã mua một bức NFT CryptoPunk hồi trước đây – chúng có thể bán với giá hàng ngàn đô la ngày nay. Bằng cách dùng nó như tài sản thế chấp, bạn có thể tiếp cận một khoản vay với những điều kiện tương tự. Nếu bạn không trả lại khoản DAI, CryptoPunk của bạn sẽ được gửi cho người cho vay dưới dạng thế chấp. Dần dần, điều này có thể được áp dụng cho bất kì thứ gì bạn đăng kí dưới dạng NFT.
Và điều này không khó để thực hiện trên Ethereum, vì cả hai thế giới (NFT và DeFi) chia sẻ cùng một cơ sở hạ tầng.
Sở hữu theo phần
Các nhà sáng tạo NFT cũng có thể tạo ra "cổ phần" cho NFT của họ. Điều này cho các nhà đầu tư và người hâm mộ cơ hội để sở hữu một phần của một NFT mà không phải mua nguyên cả NFT đó. Việc này tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho cả những người phát hành và sưu tập NFT.
- NFT được phân nhỏ có thể được mua bán trên các sàn giao dịch phi tập trung như Uniswap, chứ không chỉ các sàn giao dịch NFT. Điều đó đồng nghĩa với sự tham gia của nhiều người mua và người bán hơn.
- Giá tổng của một NFT có thể được xác định theo giá của các phần của nó.
- Bạn có thêm cơ hội để sở hữu và kiếm lời từ những vật phẩm mà bạn quan tâm. Việc sở hữu NFT vượt ngoài tầm với của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Dù vẫn còn mang tính thử nghiệm nhưng bạn có thể học thêm về quyền sở hữu NFT theo phần tại những sàn giao dịch sau:
Trên lý thuyết, việc này sẽ mở ra khả năng làm những việc như sở một phần một bức tranh của Picasso. Bạn sẽ trở thành m ột cổ đông trong một NFT Picasso, nghĩa là bạn sẽ có tiếng nói trong những vấn đề như chia sẻ doanh thu. Rất có thể một ngày gần đây thôi việc sở hữu một phần của một NFT sẽ đưa bạn vào một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) để quản lý tài sản NFT đó.
Chúng là những tổ chức được vận hành bởi chuỗi khối Ethereum, cho phép những người không quen biết, như những người cổ đông toàn cầu của một tài sản, phối hợp với nhau một cách an toàn mà không nhất thiết phải tin cậy lẫn nhau. Đó là vì không một đồng xu nào có thể bị tiêu đi mà không có sự đồng ý của nhóm.
Như chúng tôi đã đề cập, đây là một lĩnh vực còn mới. NFT, DAO, các token theo phần đang đều phát triển dưới nhịp độ nhanh chậm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả nền tảng cơ sở hạ tầng của chúng tồn tại và có thể hoạt đồng cùng nhau một cách dễ dàng vì chúng đều dùng chung một ngôn ngữ: Ethereum. Vậy nên hãy dõi theo lĩnh vực này.
Chứng chỉ xác thực
Công nghệ NFT có thể giúp chống lại thực trạng các công ty cung cấp chứng chỉ bằng đại học giả để kiếm lời hàng tỷ đô la. NFT có thể là một giải pháp an toàn và nhanh chóng để xác minh tính xác thực cho bằng cấp của ai đó.
Ở Hàn Quốc, một trường đại học đã cấp chứng chỉ bằng cấp dưới dạng NFT(opens in a new tab), với hy vọng rằng NFT sẽ cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ hành chính cũng như ngăn chặn việc giả mạo hay thay đổi bằng cấp. Trường Kinh doanh Trinity (TBS) ở Ireland cũng đang có kế hoạch cung cấp NFT từ năm 2023(opens in a new tab).
Phương thức kiểm soát quyền truy cập Token (Tokengating)
Tokengating là một phương thức hạn chế quyền truy cập vào một số dạng thức nhất định và sử dụng NFT như một phương thức để mở khóa quyền truy cập. Những dạng thức đó có thể khác nhau rất lớn xét trên cơ sở nền tảng nhưng các ví dụ phổ biến có thể kể đến là nội dung được kiểm soát, máy chủ trò chuyện riêng tư và trong thế giới thương mại điện tử thì là các sản phẩm độc quyền.
Một nền tảng có tokengating thường sẽ yêu cầu bạn kết nối ví của mình để chứng minh rằng bạn sở hữu NFT cần thiết. Nếu bạn có NFT bạn cần, bạn sẽ có quyền truy cập. Nếu không, dạng thức đó sẽ vẫn bị kiểm soát. NFT là một phương thức tuyệt vời để thực hiện việc kiểm soát vì tính độc nhất của NFT – bạn không thể giả mạo quyền sở hữu để có được dạng thức.
Kể từ khi NFT có trên Ethereum, có thể sử dụng NFT để mở khóa các tokengate của Ethereum trên bất kỳ nền tảng nào mà NFT được triển khai. Một NFT duy nhất mà bạn sở hữu có thể mở khóa nội dung được kiểm soát, máy chủ trò chuyện riêng tư và các sản phẩm độc quyền trên các trang web và ứng dụng hoàn toàn khác nhau.
Nếu phát hành và phân phối các NFT là hoạt động tạo ra cộng đồng hay số hoá cộng đồng, thì tokengate là để nuôi dưỡng cộng đồng ấy. Các NFT được sử dụng nhiều hơn như một công cụ để trở thành hội viên hoặc hội viên trung thành – và là một cách tuyệt vời để phân phối phần thưởng đi kèm với NFT đó m ột cách đáng tin cậy.
Ví dụ
- Collab.land(opens in a new tab) triển khai tokengate trên các máy chủ trò chuyện của Discord hoặc các nhóm trên Telegram
- Mở khoá giao thức(opens in a new tab) là một giao thức của tokengate
- Shopify(opens in a new tab) có danh sách ứng dụng ngày càng tăng cho phép người bán token truy cập vào các sản phẩm và chiết khấu
Ethereum và NFT
Ethereum giúp cho NFT trở nên khả thi vì một số lý do:
- Lịch sử giao dịch và siêu dữ liệu của token có thể được xác minh một cách công khai – việc chứng minh lịch sử quyền sở hữu trở nên đơn giản.
- Một khi một giao dịch được xác nhận, việc thao túng dữ liệu để "ăn cắp" quyền sở hữu gần như là không thể.
- Mua bán NFT có thể diễn ra ngang hàng không cần đến những nền tảng nơi có thể lấy đi phần trăm chiết khấu lớn từ giao dịch.
- Tất cả các sản phẩm trên Ethereum cùng chia sẻ một "hệ nền" như nhau. Nói theo cách khác, tất cả sản phẩm số và phần mềm trên Ethereum có thể dễ dàng hiểu nhau – điều này khiến cho việc chuyển NFT từ phần mềm này sang phần mềm khác trở nên dễ dàng. Bạn có thể mua một NFT trên một nền tảng và bán NFT đó trên một nền tảng khác một cách dễ dàng. Với vai trò tác giả, bạn có thể niêm yết các NFT của mình trên nhiều phần mềm cùng lúc – mọi phần mềm sẽ có thông tin sở hữu được cập nhật mới nhất.
- Ethereum không bao giờ ngưng nghỉ, đồng nghĩa với việc những token của bạn sẽ luôn luôn có sẵn để bán.
Tác động môi trường của NFT
Tạo ra và chuyển giao các NFT chỉ là các giao dịch Ethereum - tạo, mua, hoán đổi hay tương tác với các NFT không trực tiếp làm tiêu hao năng lượng. Kể từ The Merge, Ethereum là một blockchaim dùng ít năng lượng, nghĩa là tác động môi trường khi sử dụng NFT là không đáng kể.
Thông tin thêm về mức tiêu thụ năng lượng của Ethereum.
Đừng đổ lỗi cho NFT
Cả hệ sinh thái NFT thành công là vì Ethereum an toàn và phi tập trung.
Phi tập trung có nghĩa là bạn và tất cả những người khác có thể xác minh bạn sở hữu một vật gì đó. mà không cần tin tưởng hay giao quyền quản lý cho một bên thứ ba có thể áp đặt luật riêng của họ một cách tùy ý. Điều này cũng có nghĩa là NFT của bạn có thể dịch chuyển khắp các phần mềm và sàn giao dịch khác nhau.
An toàn có nghĩa là không một ai có thể sao chép/dán hay đánh cắp NFT của bạn.
Những tính chất này của Ethereum khiến cho việc sở hữu trên nền tảng số những vật phẩm độc nhất và nhận thù lao xứng đáng cho nội dung mà bạn tạo ra trở nên khả thi. Ethereum bảo vệ tài sản bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận phi tập trung liên quan đến 'bằng chứng cổ phần'. Đây là một phương pháp kinh tế carbon thấp để xác định xem ai có thể thêm một khối giao dịch vào chuỗi cũng như sở hữu độ bảo mật và tiết kiệm hơn năng lượng hơn phương pháp 'bằng chứng công việc' trước đó. NFT thường tiêu tốn nhiều năng lượng vì Ethereum từng dùng cơ chế bảo mật đồng thuận bằng chứng công việc. Điều này không còn đúng nữa.
Phát hành NFT
Khi bạn phát hành NFT, một vài điều phải xảy ra:
- NFT mới phát hành cần được xác nhận là một tài sản trên chuỗi khối.
- Số dư tài khoản của chủ sở hữu phải được cập nhật để thêm tài sản đó. Điều này khiến cho việc mua bán hay chứng nhận "quyền sở hữu" NFT trở nên khả thi.
- Các giao dịch nhằm xác nhận những thông tin trên cần được thêm vào một khối và được "trường tồn" trên chuỗi.
- Khối cần được xác nhận bởi tất cả mọi người trong mạng lưới là "đúng". Sự đồng thuận này loại bỏ vai trò của những bên trung gian vì mạng lưới đồng ý rằng NFT của bạn tồn tại và thuộc về bạn. Và nó nằm trên chuỗi nên bất kì ai cũng có thể kiểm tra. Đây là một trong những cách mà Ethereum giúp những nhà sáng tạo NFT tối đa hóa thu nhập của họ.
Tất cả các công việc này được thực hiện bởi các xuất khối viên và xác thực viên. Những xuất khối viên thêm giao dịch NFT của bạn vào một khối và truyền đến phần còn lại của mạng lưới. Xác thực vi ên sẽ đảm bảo rằng giao dịch đó là hợp lệ và rồi thêm vào cơ sở dữ liệu. Có nhiều phần thưởng khuyến khích để đảm bảo rằng những thợ đào hành động một cách trung thực. Nếu không, bất kỳ ai cũng có thể tuyên bố rằng họ sở hữu NFT mà bạn vừa phát hành và chuyển quyền sở hữu một cách phi pháp.
Bảo mật NFT
Tính bảo mật của Ethereum đến từ cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần. Hệ thống được thiết kế để ngăn chặn các hành động phá hoại kinh tế, giúp Ethereum chống được mạo danh. Đây là thứ làm cho NFT trở nên khả thi. Sau khi khối chứa giao dịch NFT của bạn được xác thực xong, kẻ tấn công sẽ tốn hàng triệu ETH để thay đổi. Bất kỳ ai chạy phần mềm Ethereum sẽ ngay lập tức có thể phát hiện tình trạng gian lận bất hợp pháp của NFT đó và kẻ tình nghi sẽ bị phạt tiền và cấm cửa vĩnh viễn.
Các vấn đề bảo mật liên quan đến NFT thường ít hay nhiều liên quan đến nạn lừa đảo, lỗ hổng hợp đồng thông minh hoặc lỗi người dùng (chẳng hạn như vô tình làm lộ khóa cá nhân), khiến cho việc bảo vệ ví điện tử trở nên cực kì quan trọng đối với chủ sở hữu NFT.
Tìm hiểu thêm về bảo mậtXây dựng với NFT
Đa phần NFT được xây dựng dưới một tiêu chuẩn chung với tên gọi là ERC-721. Tuy nhiên, có những tiêu chuẩn khác nữa mà có thể bạn sẽ muốn tham khảo. Tiêu chuẩn ERC-1155(opens in a new tab) cho phép những token gần như có thể phân tách vô cùng hữu ích trong thế giới game. Và gần đây, EIP-2309(opens in a new tab) đã được đề xuất để giúp việc phát hành NFT trở nên năng suất hơn nhiều. Tiêu chuẩn này cho phép bạn phát hành số lượng NFT tùy thích trong một giao dịch!
Đọc thêm
- Dữ liệu nghệ thuật mã hóa(opens in a new tab) - Richard Chen, được tự động cập nhật
- OpenSea: cẩm nang NFT(opens in a new tab) – Devin Fizner, ngày 10 tháng 01, 2020
- Hướng dẫn nhập môn cho NFT(opens in a new tab) – Linda Xie, tháng 01, 2020
- Mọi điều bạn cần biết về thế giới ảo (metaverse)(opens in a new tab) - đội Foundation, foundation.app
- Không, các nghệ sĩ crypto không làm hại Trái Đất(opens in a new tab)
- Tiêu thụ năng lượng của Ethereum