NFT là gì?
Các NFT là các token độc nhất. Mỗi NFT có các thuộc tính khác nhau (không thể thay thế) và sở hữu tính khan hiếm có thể chứng minh được. Điều này khác biệt so với các token như hoặc các token dựa trên Ethereum khác như USDC, nơi mỗi token đều giống nhau và có cùng các thuộc tính ('có thể thay thế'). Bạn không quan tâm đến tờ đô la cụ thể nào (hoặc ETH) mà bạn có trong ví của bạn, bởi vì nó đều giống hệt nhau và cùng giá trị. Tuy nhiên, bạn phải để ý bạn đang sở hữu loại NFT nào, bởi vì chúng đều có các thuộc tính riêng khác nhau ('không thể thay thế').
Tính độc nhất của mỗi NFT cho phép chuyển hóa nhiều thứ như tác phẩm nghệ thuật, các bộ sưu tập, hoặc thậm chí là bất động sản thành token, trong đó một NFT độc nhất đại diện cho một tài sản thế giới thực hoặc một vật phẩm số. Quyền sở hữu một tài sản sẽ được xác minh công khai thông qua của Ethereum.
Internet của tài sản
NFT và Ethereum giải quyết một số vấn đề mà đang hiện tại tồn tại trên mạng. Trong thời đại mà mọi thứ trở nên số hóa, việc mô phỏng những tính chất của các món đồ vật lý như tính khan hiếm, tính đặc trưng và chứng từ sở hữu mà không bị kiểm soát bỏi một tổ chức tập trung là vô cùng cần thiết. Lấy ví dụ, đối với NFT, bạn có thể sở hữu một tệp tin nhạc mp3 trên tất cả các ứng dụng dựa trên Ethereum và không bị ràng buộc với ứng dụng âm nhạc cụ thể của một công ti như Spotify hay Apple Music. Bạn có thể sở hữu một tên tài khoản mạng xã hội mà bạn bán hoặc trao đổi, nhưng nhà cung cấp nền tảng không thể tùy ý lấy nó đi từ bạn .
Sau đây là một phép so sánh giữa Internet của NFT và Internet mà hầu hết chúng ta dang dùng ngày nay...
Một phép so sánh
Internet của NFT | Internet ngày nay |
---|---|
Bạn sở hữu các tài sản cho riêng mình! Và chỉ bạn mới có thể giao dịch chúng. | Bạn thuê một tài sản từ bất kì tổ chức nào, số tài sản đó vẫn có thể bị lấy đi bất kì lúc nào từ bạn. |
Các NFT đều khác biệt trong môi trường kỹ thuật số, không có NFT giống nhau. | Bản sao thường không thể phân biệt với bản gốc. |
Quyền sở hữu một NFT được lưu trữ trong một chuỗi khối cho bất kì ai cũng có thể xác minh công khai. | Quyền truy cập vào hồ sơ lưu trữ của những mặt hàng kĩ thuật số được các tổ chức phát hành kiểm soát, hãy lưu ý về điều đó. |
NFT là những trên Ethereum. Điều đó có nghĩa là chúng có thể dễ dàng được sử dụng trong hợp đồng thông minh khác và các ứng dụng trên Ethereum! | Các công ty với vật phẩm số thường có nhu cầu sở hữu 1 nền tảng với vai trò làm "khu trưng bày" của những vật phẩm số này. |
Các nhà sáng tạo nội dung có thể bán sản phẩm của họ ở bất kì đâu và có thể tiếp cận với một thị trường toàn cầu. | Các nhà sáng tạo nội dung dựa vào cơ sở hạ tầng và hệ thống phân phối của những nền tảng mà họ sử dụng. Những phương thức này thường chịu những hạn chế liên quan đến điều khoản sử dụng và các giới hạn địa lý. |
Những nhà sáng tạo ra NFT có thể giữ quyền sở hữu với các tác phẩm của mình, và thiết lập phí bản quyền ngay trong hợp đồng của NFT. | Các nền tảng, ví dụ như những dịch vụ phát âm nhạc trực tuyến, nắm giữ phần lớn lợi nhuận từ các giao dịch mua bán. |
NFT được dùng để làm gì?
NFT được dùng cho nhiều thứ, bao gồm:
- chứng minh rằng bạn đã tham dự một sự kiện
- chứng nhận rằng bạn đã hoàn thành một khóa học
- những vật phẩm sở hữu được cho các trò chơi
- nghệ thuật số
- chuyển hóa các tài sản thực thành token
- chứng nhận định danh trực tuyến của bạn
- quản lý quyền truy cập vào nội dung
- quản lý vé
- tên miền mạng phi tập trung
- làm tài sản thế chấp trên
Có thể bạn là một nghệ sĩ muốn chia sẻ tác phẩm của mình bằng NFT mà không bị mất quyền kiểm soát chúng hoặc hy sinh lợi nhuận của mình cho các bên trung gian. Bạn có thể tạo một hợp đồng mới và định sẵn số lượng NFT, thuộc tính của chúng và một liên kết tới một tác phẩm nghệ thuật cụ thể nào đó. Là nghệ sĩ, bạn có thể lập trình vào hợp đồng thông minh phí bản quyền sẽ được trả cho bạn (ví dụ như giữ lại 5% giá chuyển nhượng tới người tạo ra NFT mỗi lần NFT này được chuyển đi). Bạn có thể chứng minh rằng bạn đã tạo ra những NFT đó bởi vì bạn sở hữu dùng để triển khai hợp đồng đó. Người mua NFT của bạn có thể dễ dàng chứng minh rằng họ sở hữu NFT xác thực từ bộ sưu tập của bạn bởi vì ví của họ được liên kết với một token trong hợp đồng thông minh của bạn. Họ có thể dùng nó trong hệ sinh thái Ethereum và yên tâm về tính xác thực của nó.
Hoặc xem nó như một vé tham gia một sự kiện thể thao. Tương tự như việc một quản lý tổ chức sự kiện có thể lựa chọn số lượng vé sẽ bán ra , tác giả của một NFT có thể quyết định số lượng phiên bản NFT tồn tại. Đôi khi chúng là những phiên bản y hệt nhau, ví dụ như 5000 vé tham gia chung. Đôi khi một số khác thì được đúc rất tương đồng nhưng mỗi phiên bản sẽ hơi khác nhau, ví dụ như mỗi tấm vé với một số ghế riêng. Những thứ này có thể được bán và mua giữa người dùng mà không phải trả tiền cho các nhà quản lí vé, và người mua luôn đảm bảo được tính xác thực của vé đó bằng cách kiểm tra địa chỉ của hợp đồng đó.
Trên ethereum.org, NFT được dùng để chứng minh rằng mọi người có đóng góp một cách tích cực cho kho Github của chúng tôi (lập trình trang web, viết hoặc biên tập một bài viết...), dịch nội dung của chúng tôi, hoặc tham dự các cuộc họp cộng đồng, và chúng tôi thậm chí còn có tên miền NFT của riêng mình. Nếu đóng góp cho ethereum.org, bạn có thể yêu cầu một NFT . Một vài sự kiện gặp gỡ về tiền điện tử đã dùng POAP như vé tham gia. Đọc thêm về việc đóng góp.
Trang web này cũng có một tên miền thay thế được vận hành bởi NFT, ethereum.eth. Địa chỉ .org
của chúng tôi được quản lý một cách tập trung bởi một nhà cung cấp tên miền (DNS), trong khi ethereum.eth
được đăng kí trên Ethereum thông qua Dịch vụ tên miền Ethereum (ENS). Và nó được sở hữu và quản lý bởi chúng tôi. Hãy xem sổ lưu trữ ENS của chúng tôi(opens in a new tab)
Đọc thêm về ENS(opens in a new tab)
NFT hoạt động như thế nào?
NTF, giống như mặt hàng kĩ thuật số trên chuỗi khối Ethereum, và được tạo ra thông qua một chương trình máy tính đặc biệt dựa trên Ethereum được gọi là "Hợp đồng thông minh" Những hợp đồng này tuân theo một quy tắc nhất định, như tiêu chuẩn hoặc , những tiêu chuẩn này có thể xác định những gì hợp đồng có thể làm.
Hợp đồng thông minh NFT có thể làm một số điều quan trọng:
- Tạo NFT: Nó có thể tạo ra NFT mới.
- Chỉ định quyền sở hữu: Nó theo dõi ai sở hữu NFT nào bằng cách liên kết họ với các địa chỉ Ethereum cụ thể.
- Chỉ định cho mỗi NFT một ID: Mỗi NFT có một con số khiến nó trở nên riêng biệt. Ngoài ra, thường có một ít thông tin (siêu dữ liệu) đính kèm và mô tả NFT đại diện cho cái gì.
Khi người nào đó "tạo" hoặc "đúc" một NFT, thì về cơ bản họ đang chỉ dẫn hợp đồng thông minh cấp cho họ quyền sở hữu với một NFT cụ thể. Thông tin này được lưu trữ công khai và bảo mật trong chuỗi khối.
Ngoài ra, người tạo hợp đồng có thể bổ sung thêm quy tắc. Họ có thể hạn chế số lượng một NFT cụ thể có thể được tạo hoặc quyết định liệu họ có được nhận một khoản phí bản quyền nhỏ mỗi lần NFT đổi chủ sở hữu hay không.
Bảo mật NFT
Tính bảo mật của Ethereum đến từ . Hệ thống được thiết kế để ngăn chặn các hành động phá hoại kinh tế, giúp Ethereum chống được mạo danh. Đây là thứ làm cho NFT trở nên khả thi. Sau khi chứa giao dịch NFT của bạn được , kẻ tấn công sẽ tốn hàng triệu ETH để có thể thay đổi khối này. Bất kỳ ai chạy phần mềm Ethereum sẽ ngay lập tức có thể phát hiện tình trạng can thiệp bất hợp pháp với NFT đó và kẻ tình nghi sẽ bị phạt tiền và cấm cửa vĩnh viễn.
Các vấn đề bảo mật liên quan đến NFT thường ít hay nhiều liên quan đến nạn lừa đảo, lỗ hổng hợp đồng thông minh hoặc lỗi người dùng (chẳng hạn như vô tình làm lộ khóa cá nhân), khiến cho việc bảo mật ví hữu hiệu trở nên cực kì quan trọng đối với chủ sở hữu NFT.
Tìm hiểu thêm về bảo mậtĐọc thêm
- Hướng dẫn nhập môn cho NFT(opens in a new tab) – Linda Xie, tháng 01, 2020
- Công cụ theo dõi EtherscanNFT(opens in a new tab)
- Tiêu chuẩn token ERC-721
- Tiêu chuẩn token ERC-1155
- Những ứng dụng và công cụ NFT phổ biến(opens in a new tab)